Hướng Dẫn Lắp Đặt Cửa Nhựa Composite chi tiết 2024

gắn cửa nhà vệ sinh

Phong Thịnh Door hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít đúng yêu cầu kỹ thuật –  dễ dàng và thẩm mỹ. Trong bài viết hướng dẫn này, chúng tôi sẽ trình bày cho bạn 2 cách lắp cửa nhựa composite hiện nay: gắn cửa nhựa composite bằng phương pháp bắt vít và gắn cửa composite bằng phương pháp chèn hồ.

Cần biết về cấu tạo khung cửa nhựa composite

Để dễ dàng lắp đặt cửa nhựa composite chúng ta cần biết về các loại khung bao cửa composite để có thể dễ dàng lắp đặt. Hiện tại trên thị trường hiện nay có 3 loại khung cửa nhựa composite:

Khung cửa lắp ghép có nẹp chặn rời: Đây là loại khung thông dụng tại Tp.HCM. Ưu điểm: có thể khoan bắt vít tùy ý trên khung bao cửa mà không gây ra khuyết điểm thấy vít. Nẹp lắp ghép L che khuyết điểm ô tường

Khung cửa lắp ghép không có nẹp chặn rời: Đây là loại khung thông dụng tại Hà Nội. Ưu điểm: Nẹp lắp ghép che khuyết điểm ô tường. Nhược điểm: không thể bắt vít tùy ý, phải bắt vít theo vị trí bản lề để che vít, hoặc dùng đệm thí bắt trước vào tường, sao đó mới bắt khung cửa (phức tạp hơn).

Khung cửa cố định: Đây là loại khung giống với khung cửa gỗ, dùng để lắp theo kiểu chèn hồ (vữa) chỉ có tại Tp.HCM.

Dưới đây là phương pháp lắp theo kiểu bắt vít dùng cho hệ khung lắp ghép (khung có nẹp chặn rời và khung không có nẹp chặn rời):

Chuẩn bị trước khi lắp đặt

  1. Kiểm tra bộ cửa nhựa composite: Xác định kích thước và tình trạng cửa nhựa composite, đảm bảo không có hư hỏng hoặc vết bẩn trên bề mặt cửa. Kiểm tra bộ cửa có vừa với ô tường cần lắp đặt hay không.
  2. Chuẩn bị các công cụ và vật liệu cần thiết:
  • Máy cắt nhựa composite
  • Máy khoan tường, máy bắt vít
  • Vít, đinh và bulong: tắc kê nhựa loại 10mm
  • Keo foam và silicon chuyên dụng
  • Bản lề cửa: 4 cái
  • Tay nắm và phụ kiện: tròn, tay gạt, điện tử, chặn cửa… tùy loại
  • Miếng niêm (chêm) cửa bằng gỗ hoặc nhựa
  • Các dụng cụ khác: búa, kềm, đục, mũi khoan…

Các bước lắp đặt cửa nhựa composite kiểu bắt vít

  1. Đo kích thước cửa: Sử dụng thước để xác định kích thước cửa và đảm bảo khung cửa được cắt sao cho vừa cánh cửa và với lỗ ô tường.
  2. Cắt khung cửa: Vì khung cửa lắp ghép luôn được sản xuất dư so với cánh cửa. Ta sử dụng máy cắt nhựa composite để cắt khung cửa theo kích thước đã đo.
  3. Ghép khung cửa: Do hệ khung lắp ghép để rời 3 thanh khung. Do vậy ta dùng máy bắn vít, khoan lắp ghép lại 3 thanh khung thành bộ khung cửa. Ở bước này ta bắt vít chéo đầu khung 45o(độ) để đảm bảo độ chắc chắn. Lưu ý nếu là khung lắp ghép có nẹp chặn rời, ta tháo nẹp chặn ra trước khi thực hiện bước tiếp theo.
  4. Khoan lấy dấu khung cửa: Dùng mũi khoan gỗ, khoan xuyên khung cửa tại các vị trí cần bắt vít. Với hệ khung không có nẹp chặn rời, cần khoan theo vị trí bản lề để đảm bảo sau khi lắp bản lề sẽ phải che được vị trí khoan lỗ vít. Còn với hệ khung có nẹp chặn rời thì chỉ việc khoan tùy ý (Đây là ưu điểm của hệ khung này).
  5. Lắp khung cửa: Đặt khung cửa vào ô tường. Lấy dấu và tiến hành khoan tường theo lỗ đã lấy dấu. Đóng tắc kê nhựa và bắt vít để cố định khung cửa vào cạnh tường.
  6. Bắt bản lề vào khung cửa: Dùng máy bắt vít để gắn bản lề trên khung bao cửa. Đảm bảo khoan chính xác và sát với vị trí được chỉ định. Tiếp hành lắp bản lề cửa sao cho phần bản lề che khuất đi phần vít bắt trên khung bao vào tường. Lưu ý gắn 4 bản lề thẳng hàng.
  7. Đưa cánh cửa vào vị trí trước khi lắp bản lề: Ta duy chuyển cánh cửa vào vị trí sát khung cửa. Dùng miếng niêm dày 5-8mm chèn dưới chân cánh cửa để tạo độ hở cần thiết.
  8. Lắp bản lề vào cánh cửa: Đầu tiên bắt 1 con vít để gắn bản lề dưới cùng vào cánh cửa, tiếp theo là bản lề phía trên đầu cánh, sau cùng là bản lề giữa cánh. Sau sau khi cân chỉnh phù hợp, ta tiếp tục bắt hết các vít còn lại cho đầy đủ vít và điều chỉnh cho phù hợp.
  9. Bắn keo foam cố định khung cửa: Tiếp theo là bắn keo foam nở chèn vào phần hở giữa khung bao và ô tường, do việc bắt vít sẽ có độ hở với tường, điều này là đều bình thường. Sau khi được keo foam khô đi thì khung bao càng được liên kết với tường rất chắc chắn. Foam còn tạo thêm độ giãn nở vừa phải, giúp vít bắn bào tường không bị long ra theo thời gian dài sử dụng.
  10. Lắp phụ kiện cửa: Định vị và gắn tay nắm cửa theo yêu cầu. Sử dụng vít và đinh để cố định tay nắm vững chắc. Lắp thêm các phụ kiện khác nếu có
  11. Lắp nẹp viền khung cửa: Nẹp khung cửa được chế tạo theo kiểu L, nên dễ dàng gắn vào rãnh có sẵn trên khung. Cắt nẹp cho phù hợp với chiều cao khung.
  12. Kiểm tra và điều chỉnh: Kiểm tra toàn bộ cửa sau khi lắp đặt để đảm bảo cánh cửa hoạt động nhẹ nhàng đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều chỉnh cửa nếu cần thiết để đảm bảo việc mở và đóng dễ dàng và không có lắc lư.
  13. Bắn silicon và vệ sinh: Tiến hành bắn silicon dọc viền nẹp cửa. Tháo nilong bảo vệ cửa, lau vệ sinh cửa trước khi hoàn thành. Dọn dẹp vệ sinh và lau chùi vệ sinh bộ cửa. Tiến hành nghiệm thu.

Lắp đặt cửa nhựa composite đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận. Bằng cách tuân thủ các bước hướng dẫn trên, bạn có thể lắp đặt cửa nhựa composite một cách thành công và đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu suất của cửa. Hãy nhớ tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất cụ thể và nếu cần, luôn tìm sự trợ giúp từ những chuyên gia trong lĩnh vực để đảm bảo kết quả tốt nhất cho công việc lắp đặt cửa nhựa composite.

Bảo trì và sử dụng cửa nhựa composite

  • Vệ sinh định kỳ bề mặt cửa nhựa composite bằng nước ấm và một chút xà phòng nhẹ. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh có thể làm hư hỏng bề mặt cửa.
  • Kiểm tra và bôi trơn các bản lề, khóa và cơ cấu cửa định kỳ để đảm bảo hoạt động mượt mà.
  • Hạn chế va đập mạnh và chống trầy xước bề mặt cửa bằng cách sử dụng miếng đệm hoặc thảm chùi chân ở ngay phía trước cửa.

Ưu điểm và lợi thế khi lắp bằng phương pháp bắt vít:

  • Lắp đặt nhanh chóng, đảm bảo tiến độ công trình
  • Dễ dàng điều chỉnh cửa theo ý muốn
  • Dễ dàng thay thế cửa khi cần thiết
  • Lắp đặt thẩm mỹ, không lo bị dính hồ hay trầy cửa
  • Không lo bảo quản cửa sao khi lắp đặt xong

Phương pháp gắn cửa nhà vệ sinh bằng cách chèn hồ

Đây là phương pháp truyền thống, còn được sử dụng bởi các thợ hồ và nhà thầu. Phương pháp này có ưu điểm như sau:

  • Lắp đặt khung dính chặt vào tường rất cứng cáp
  • Không có độ hở giữa tường và khung bao, do đó có thể không cần mua thêm nẹp chỉ viền -> giảm chi phí vật tư
  • Việc chèn hồ đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, nếu không chắc chắc sẽ bị cấn cửa sau khi chèn xong

Các bước lắp đặt theo phương pháp chèn hồ:

– Đều tiên phải dựng khung bao hoặc có thể dụng cả cánh và khung cửa lên, dùng dây dọi hoặc máy laze canh cho cửa thẳng đứng.

– Niêm phần cánh cửa với phần khung sao cho độ hở đặt cỡ 7-8mm (sau khi chèn xong mở cửa ra thì thường khung cửa sẽ giật kít lại thêm là vừa). Hai giai đoạn trên đây phải thực hiện một cách tỉ mỹ, không được vội vàng nếu không muốn bị cấn cửa. Có thể dùng thanh ngang đóng vào khung bao để có định không không cho xê dịch trong khi chèn hồ vào trong.

– Tiến hành chèn hồ vào trong khung với ô tường, chèn nhẹ nhàng, không cần thiết phải chèn một lúc đầy hế ô tường, có thể chèn vài chỗ cho cố định, sau khi hồ khô có thể tiếp tục chèn cho đầy hồ tiếp. không nên cố ép đè hồ vào trong sẽ gây ép khung bao và cấn cánh cửa.

– Việc lắp cửa bằng phương pháp chèn hồ nhìn có vẻ dễ dàng nhưng thực tế đòi hỏi việc chèn hồ phải chính xác.

– Tại sao lúc xưa chèn hồ cửa gỗ lại dễ dàng: vì là gỗ, nên có chèn bị cấn thì ta có thể cắt gọt hoặc bào khung bao, bào cánh cửa. Còn cửa nhà vệ sinh thì không thể cắt gọt bào được, do đó đòi hỏi phải chính xác hơn

Hi vọng bài viết đã cung cấp đầu đủ cơ sở cho bạn tham khảo phương pháp lắp đặt hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan

Mẫu & giá cửa nhà vệ sinh 

Lắp Cửa Nhà Vệ Sinh Mẫu Bền Đẹp Tại TpHCM

Nên mua cửa phòng ngủ chất lượng ở đâu ?

Gởi ý 5 mẫu cửa thông phòng màu nâu

Rate this post
0832.608.608 0932.903.903