Hướng dẫn lắp cửa nhựa composite phương pháp bắt vít

lap dat cua composite

Hướng dẫn lắp cửa composite bắt vít. Cửa nhựa composite được sử dụng trong hầu hết các công trình nhà cao tầng, văn phòng, biệt thự, khu chung cư…Bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh của loại cửa này ở bất kì đâu.

Hãy cùng khám phá những ưu điểm của cửa nhựa composite cũng như hướng dẫn lắp cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít mà Phong Thịnh Door tổng hợp ngay dưới đây nhé!

Hướng dẫn lắp cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít

lap dat cua composite

Ưu điểm của cửa nhựa composite

Hãy cùng Phong Thịnh Door điểm danh một số ưu điểm nổi bật của cửa nhựa composite nhé!

Cửa nhựa composite phù hợp với mọi điều kiện thời tiết

Cửa gỗ nhựa composite là loại cửa gỗ công nghiệp cao cấp, khắc phục mọi nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp thông thường. Thậm chí loại cửa này còn có những đặc tính vượt trội hơn hẳn so với cửa gỗ tự nhiên. Đặc biệt là khả năng thích nghi, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết như:

+ Nắng ẩm, mưa nhiều

+ Thời tiết nắng nóng cao, khắc nghiệt

+ Thời tiết mưa nắng thất thường

Cửa nhựa composite có thể phù hợp với mọi thời tiết. Thế nên, nó được dùng khá phổ biến tại các công trình xây dựng từ Bắc vào Nam.

Cửa nhựa composite đáp ứng yêu cầu về màu sắc, hình dáng

Khác với cửa gỗ tự nhiên, cửa nhựa composite có đầy đủ các kiểu dáng, khổ gỗ, đáp ứng mọi yêu cầu về hình dáng, màu sắc của khách hàng.

Nếu như với những cửa lớn, gỗ tự nhiên phải sử dụng nhiều mảnh gỗ ghép lại thì cửa nhựa composite lại không hề có mối ghép. Chúng là mảng gỗ liền, tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian sử dụng.

Màu sắc của cửa nhựa composite cũng cực kỳ đa dạng. Bạn có thể lựa chọn bất cứ màu sắc nào mình yêu thích. Vân gỗ đẹp, giống gỗ thật đến 99%, phù hợp với mọi không gian khác nhau.

Cửa nhựa composite không cong vênh, mối mọt

Lo lắng lớn nhất của khách hàng khi sử dụng cửa gỗ đó chính là bị mối mọt, cong vênh sau một thời gian sử dụng. Với cửa nhựa composite sẽ xóa tan lo lắng của bạn.

Độ dày của cửa khoảng 40mm. Cấu tạo cơ bản của cửa nhựa composite gồm có 5 lớp:

+ 2 lớp bên ngoài là Film PVC giúp chống thấm nước, chống chầy xước.

+ 2 lớp bên trong là gỗ nhựa composite

+ Lõi cửa bằng chất liệu đặc biệt giúp tăng độ cứng, đàn hồi, cửa không cong vênh suốt thời gian dài sử dụng.

Ngoài ra, 4 lớp sơn lót và 3 lớp sơn PU giúp tạo ra bức tường chắn tuyệt đối, ngăn ngừa ẩm, mốc, mối mọt. Chính vì thế cửa nhựa composite có độ bền cao, có thể lên đến vài chục năm, bạn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

Cửa nhựa composite vận hành êm ái

Tại các điểm chốt của cửa, luôn có gioăng cao su bọc xung quanh, đảm bảo cho cửa nhựa composite vận hành êm ái, giảm lực va đập, tăng thêm tuổi thọ, độ bền.

Đồng thời, gioăng cao su vừa khít, lấp đầy các lỗ trống giúp cách nhiệt, cách âm cực tốt.

Cửa nhựa composite lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng

Cửa nhựa composite chỉ nặng khoảng 35 – 40kg. Nếu so với trọng lượng của cửa gỗ tự nhiên thì cửa gỗ nhựa composite cực kỳ nhẹ nhàng. Các chi tiết liên quan như nẹp, hộc cửa/ khuôn cửa…được thiết kế sẵn, lắp cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít đơn giản, ít mất thời gian, công sức như cửa gỗ thông thường.

Với những ưu điểm nổi bật, tuyệt vời đến vậy nhưng giá thành cửa nhựa composite lại cực kì kinh tế, giá rẻ hơn so với cửa gỗ tự nhiên từ 2 – 5 lần. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí tốt nhất cho các công trình xây dựng hiện nay.

Hướng dẫn lắp cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít

Cửa nhựa Composite có thể được lắp đặt tại bất kì vị trí nào trong ngôi nhà, các không gian khác nhau.

Chuẩn bị sẵn đồ nghề và phụ kiện trước khi lắp đặt

Quy trình lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra và đo kích thước ô chờ cửa nhựa Composite

Ô chờ của cửa Composite chính là ô trống trên tường khi chưa lắp đặt cửa. Đây là bước đầu tiên và cơ bản trong quy trình lắp đặt cửa nhựa Composite. Lúc này, bạn cần phải kiểm tra kích thước của ô chờ, đảm bảo kích thước ở trên, giữa và dưới của chiều rộng và chiều cao; độ dày 2 bên trái, phải của tường phải đều nhau. Kích thước của ô chờ cửa Composite chuẩn xác sẽ giúp cho việc lắp ráp cửa gỗ đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế.

Bước 2: Tiến hành đo khung cửa và cắt khung theo chiều cao cánh cửa

Vì khung bao cửa nhựa composite thường cho dư 5cm so với cánh cửa, mỗi gia chủ có yêu cầu vệ độ hở chân cánh khác nhau, hoặc nền cho chiều cao thấp khác nhau đòi hỏi phải cắt chân khung bao theo thực tế lắp đặt để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.

Thông thường cửa phòng ngủ sẽ cắt cho hở chân cánh từ 7-10mm, Cửa nhà vệ sinh thường cắt cho hở chân cánh từ 10-15mm và có tính đến độ dốc.

Dùng máy cắt gỗ hoặc máy cắt góc bàn, cắt chân khung bao theo dấu lấy sẵn trước đó.

Bước 3: Ráp khung bao lại với nhau

Cửa composite thường để rời đầu khung (xưởng đã cắt sẵn góc chéo), Việc bắt vít đầu khung đòi hỏi quen tay để đạt được thẩm mỹ. Ta dùng vít bắt gỗ để khoan chéo đầu khung

Sau đó tiến hành dựng khung bao cửa vào ô chờ để tiến hành bước tiếp theo là lấy dấu trên ô tường và khoan cố định khung bao cửa

Bước 4: Xác định hước mở cửa cần lắp

Hướng mở cửa rất quan trọng, bước này tuy chỉ mất một vài giây để xem xét nhưng nếu sai ở bước này thì không thể thay đổi lại hướng cửa sau khi đã lắp hoàn thiện. Xác định hướng mở cửa theo yêu cầu, Đặt khung bao theo hướng đã chọn để tiến hành bước tiếp theo

Bước 5: Khoan lấy dấu trên ô tường

Sau khi dựng khung bao cửa vào tường cho ngay ngắn, có thể dùng thước Nivol (Thước thủy) cân độ đứng cửa khung. Tiến hành dùng mũi khoan 10mm mũi đa năng, khoan đục trên khung bao thẳng qua ô thường để lấy dấu trên ô tường. Sau đó lấy khung bao ra và khoan lại vào dấu đã lấy trước đó.

Dùng tăc ke số 7 hoặc số 8 đóng vào tường, nên dùng loại dày để đảm bảo độ chắc chắn.

Ngoài ra, đinh vít dùng để cố định tấm đệm vào ô chờ cửa sẽ có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào kết cấu và độ chắc chắn của tường:

  • Nếu tường kết cấu bình thường (tường gạch hoặc bê tông nhẹ) thì dùng loại vít cỡ D8x100.
  • Nếu tường là khung gỗ thì dùng đinh vít bắn gỗ
  • Nếu tường được làm bằng thạch cao thì sử dụng vít khoan sắt bắt trực tiếp và khung sắt bên trong mà không phải kho đóng tắc ke.

Bước 6: Lắp khuôn cửa vào tường

Lắp đặt khuôn cửa là một bước quan trọng khi lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít. Vì vậy cần làm đúng quy trình và đảm bảo sự chính xác. Quy trình thực hiện lắp khuôn như sau:

  • Đưa cả bộ khung bao cửa vào lại vị trí cũ, dùng bít bắt vào lỗ đã lấy dấu trên khung bao. Các thanh khuôn đứng và ngang phải được lắp đặt chính xác theo kích thước thực tế lắp đặt.
  • Tiếp đến dùng vít bắt khung bao, điều chỉnh cho chính xác độ thẳng của khung dọc. Bước này nếu chưa quen có thể dùng thước Ni-vo để cân. Nếu bạn có thước laze thì có thể dùng cân chỉnh tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn, thợ lắp cửa lâu năm sẽ chỉ cần chỉnh khung theo cánh cửa và theo kinh nghiệm mới là đẹp nhất.
  • Cuối cùng, siết lại vít, dùng miếng niêm đầu cửa cho thêm chắc và cố định.

Bước 7: Lắp bản lề lên cánh cửa

Xác định lại hướng cửa và bắt đúng vị trí khung bao.

Để có thể lắp đặt bản lề cánh cửa Composite thì chắc chắn bạn cần biết rõ vị trí bản lề thông thường ở đâu trên cánh cửa. Cần sử dụng dụng cụ khoan và vít để lắp bản lề vào cánh cửa Composite. Người ta thường sử dụng 3 bản lề trở lên cho một cánh cửa nhựa Composite để tạo sự chắc chắn.

Vị trí bản lề lần lượt sẽ là: Từ trên cánh xuống là  250mm, tiếp theo là 750mm và cuối cùng là từ dưới lên với khoảng cách 250mm. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo giữa khuôn và cánh là 3mm, còn giữa sàn và cánh là 5mm.

Bước 8: Cố định cánh cửa vào bản lề

Sau khi lắp bản lề xong, tiếp theo cần lắp kết hợp bản lề và cánh cửa vào khuôn cửa. Đây là bước khá khó thực hiện, vì trọng lượng cánh cửa khá nặng nên cần nhiều nhân lực. Nếu lắp quen chỉ cần một người thợ, miếng niêm cửa, dùi đục là đủ.

Sau khi lắp cánh vào khung, tiến hành đóng mở thử cửa, chỗ nào cửa hở rộng phải tiến hành niêm lại khung bao và điều chỉnh sao cho cánh và khung kín đều với nhau. Bước này là quang trọng nhất trong lắp đặt cửa composite theo kiểu bắt vít, vì bước này đòi hỏi kinh nghiệm cân chỉnh, thợ non tay sẽ không thể điều chỉnh cho cửa kín khít được.

Bước 11: Dùng foam xịt chèn khe hở

Giữ khung cửa và ô tường sẽ có khe hở, Việc xịt thêm foam nở để chèn kín khung bao sẽ làm cho khung bám chắc vào tường hơn. Sủ dụng cửa lâu ngày sẽ không bị bung hoặc lỏng vít.

Mở nắm chai foam và tiến hành xịt xung quanh khung bao. Trong thời gian đợi khô foam ta tiến hành bước lắp phụ kiện.

Bước 10: lắp khóa cửa và phụ kiện

Vế lắp đặt khóa, lỗ khóa trên cánh cửa nhựa composite thường sẽ được khoan và khoét sẵn để có độ chính xác tuyệt đối. Nhân viên lắp đặt sẽ lắp đặt củ khóa và ổ khóa cũng như tay khóa trên cánh cửa nhựa Composite. Sau khi lắp đặt xong, tiến hành đóng mở kiểm tra chất lượng của khóa cửa.

Với các loại phụ kiện khác, tùy vào yêu cầu mà ta tiến hành lắp đặt cho chính xác.

Bước 11: Hướng dẫn lắp nẹp lên khuôn cửa nhựa Composite

Cần tính toán xem thử độ dài của các thanh nẹp đã chuẩn xác chưa và góc chéo có cắt 45 độ chưa, sau đó kết nối nẹp vào khuôn nhờ vào chân cài của nẹp. Phủ những khe hở giữa nẹp và tường bằng keo silicon. Ở bước này, bạn cần chắc chắn rằng nẹp không bị lỏng và ôm sát tường. Các mép và mối hở không quá 0.5mm.

Bước 12: Vệ sinh cửa nhựa Composite sau khi hoàn thiện

Sau khi tiến hành lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít với đầy đủ các bước, cần kiểm tra toàn bộ. Sau khi không thấy có lỗi lắp đặt, dùng khăn ướt kết hợp với nước sạch lau vết dơ bám trên cửa trước khi bàn giao.

Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc, dọn rác và kiểm tra lại đồ nghề trước khi bàn giao nghiệm thu.

Phong Thịnh Door đã và đang là một trong những nơi cung cấp cửa nhựa Composite chất lượng. Chúng tôi luôn cam kết mang lại cho khách hàng sự uy tín và chỉnh chu cho từng sản phẩm. Trên đây là hướng dẫn lắp đặt cửa nhựa composite theo phương pháp bắt vít. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với Phong Thịnh Door để được giải đáp.

Quy trình lắp đặt cửa gỗ công nghiệp HDF

Rate this post

Hướng dẫn lắp cửa nhựa composite phương pháp bắt vít - Phong Thịnh Door®

0832.608.608 0932.903.903
[listmenu menu="seo"]