Thước đo phong thủy. Trong phong thủy, thước Lỗ Ban được coi là công cụ duy nhất để đo kích thước nội thất, xây dựng nhà cửa. Thước Lỗ Ban là gì ?, Thước Lỗ Ban là một dụng cụ do một người tên Lỗ Ban – một nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng sáng tạo ra. Thước Lỗ Ban là sự kết hợp giữa phong thủy học cũng như thẩm mỹ học và kiến trúc học rất được ưu chuộng sử dụng trong xây dụng nhà cửa.

THƯỚC LỖ BANicon-title

Thước đo phong thủy. Trong phong thủy, thước Lỗ Ban được coi là công cụ duy nhất để đo kích thước nội thất, xây dựng nhà cửa. Thước Lỗ Ban là gì ?, Thước Lỗ Ban là một dụng cụ do một người tên Lỗ Ban – một nhân vật trong truyền thuyết Trung Hoa được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng sáng tạo ra. Thước Lỗ Ban là sự kết hợp giữa phong thủy học cũng như thẩm mỹ học và kiến trúc học rất được ưu chuộng sử dụng trong xây dụng nhà cửa.

Dựa trên thước Lỗ Ban, các chuyên gia phong thủy đã đúc kết ra “thông số vàng” để lựa chọn kích thước cửa, giúp mang lại may mắn cũng như hóa giải điều xấu cho gia chủ.


mm (nhập số)

Hãy kéo thước

Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ...)

Thước Lỗ Ban 42.9cm (Duong trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc...)

Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ...)

Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa)Âm Trạch (Đồ nội thất, bàn thờ, tủ…), trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào, kích thước xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh. Vì vậy thước Lỗ Ban còn được gọi là thước đo phong thủy.

Các loại thước Lỗ Ban

Có 3 loại thước Lỗ Ban: Tùy vào “chiều dài của từng loại Lỗ Ban” mà chia ra thành các loại thước khác nhau. Mỗi Lỗ Ban sẽ có từng “phần đỏ” và “phần đen” xem kẽ nhau gọi là “Cung”,

1. Thước Lỗ Ban 52.2cm (Thông thủy)

Thước đo phong thủy 52,2cm dùng để đo khoảng không thông thủy (cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng, giếng trời…)

Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 520mm. Được chia ra là 8 cung lớn: theo thứ tự từ cung Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn dài 65mm, mỗi cung lớn lại được chia ra làm 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13mm. Khi dùng thước thấy thước nào có 8 cung lớn với tên như trên (Quý Nhân, Hiểm Họa,..) thì đó là thước 52cm.

2. Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch)

Thước 42,9cm dùng trong khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…). Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 429mm, được chia thành 8 cung lớn: Theo thứ tự từ cung Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn dài 53,625mm, mỗi cung lớn lại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm. Khi dùng thước thấy thước nào có 8 cung lớn với tên như trên (Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa…) thì đó là thước phong thủy 42,9cm.

3. Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm phần)

Thước 38,8cm hay 39cm dùng trong Đồ nội thất, âm phần (bàn thờ, tủ, mộ phần…). Chiều dài chính xác của thước này là 390mm, được chia làm 10 cung lớn: theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn dài 39mm, mỗi cung lớn lại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm. Khi dùng thước, thấy thước nào có 10 cung lớn với tên như trên (Đinh, Hại, Vượng, Khổ…) thì đó là thước phong thủy 38,8cm.

Cách sử dụng thước Lỗ Ban đúng chuẩn

Nguyên tắc dùng thước đo phong thủy Lỗ Ban: Khi đo phải chọn vào phần Cung màu đỏ

Đo cửa: đo kích thước thông thủy (thông khí) khung cửa, không đo cánh cửa.
Đo chiều cao nhà: đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn).
Đo vật dụng (bàn ghế, giường tủ…): đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính.

Chú ý: Có hai dạng thước phong thủy phổ biến nhất hiện được bán là thước cuộn rút bán ngoài thị trường (42.9cm phía trên và 38.8cm phía dưới) và thước phong thủy 52cm theo lưu truyền (ít bán bên ngoài).

– Trên thước được chia làm những vạch có màu đỏ và màu đen. Khi đo nếu kích thước rơi vào vạch đỏ là tốt và nếu rơi vào vạch đen tức là xấu. Nhưng có một điều đặc biệt lưu ý, do thước phong thủy của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, (tức là khi đo 1 kích thước ở 1 vị trí sẽ rơi vào 2 vạch – 2 cung, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ ” ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác “ không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này.

Thước Lỗ Ban 52,2cm dùng để đo khoảng thông thủy (hay còn gọi là khoảng lọt gió) của cửa, cửa sổ… Ví dụ cửa đi phòng thường có kích thước phủ bì là 910×2200, sau khi trừ khung ngoại sẽ còn khoảng thông thủy là 810×2150. Cả hai kích thước rộng 810 (Tiến Bửu) và cao 2150 (Thông Minh) đều thuộc cung tốt của thước. Riêng đối với cửa phòng vệ sinh, do không gian thuộc yếu tố xấu, ô uế, nên theo quan niệm sẽ không áp dụng thước phong thủy.

Thước Lỗ Ban 42.9cm (dương trạch) dùng để đo kích thước phủ bì của khối xây dựng như bếp, bệ, bậc… Ví dụ bếp rộng 600, bậc thang rộng 250 ngang 900 hoặc 1050 .v.v…

Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần) dùng để đo kích thước phủ bì của vật dụng nội thất như bàn thờ, tủ… Ví dụ bàn thờ 670×1530 (Quý Tử, Lục Hợp), 610×1270 (Hoạch Tài,Tiến Bảo); 81×175 (Đăng Khoa, Phú Quý); tủ áo 600x1850x2050; .v.v…

Khi đo các khoảng cách dài hơn thước, chúng ta chỉ việc đo tiếp bằng các đoạn thước nối tiếp nhau.

Nhưng để được thuận lợi ngay từ ban đầu ” có kiêng có lành”, ta nên cố gắng đưa về con số đỏ cả trên và đỏ dưới. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 82cm, nghĩa là lọt vào cung Đăng Khoa, màu đỏ / tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Khẩu Thiệt, màu đen / xấu. Để khắc phục các bạn có thể thu hẹp cửa lại từ 82cm thành 81cm chẳng hạn. Vì vậy bạn nên cân nhắc xem trước số lỗ ban thông thủy để đặt cửa, tránh tình trạng lọt vào cung xấu, sẽ rất khó khăn cho việc sửa chữa cửa hoặc sửa lại vách tường.

Kết luận đưa ra khi đo thông thủy cho cửa:

Đối với cửa đi, cửa phòng, hay cửa nhà vệ sinh thì phải đo theo kích thước lọt gió còn gọi là kích thước thông thủy (là kích thước sau khi hoàn thiện, gió hay nước có thể đi vào – “thông thủy”), không nên nhầm lẫn với các kích thước khác (kích thước ô chờ tường, kích thước phủ bì cửa…)

Đối với phong thủy cửa chính, cửa đi, cửa phòng ngủ hay cửa số có thể chọn theo thước đo phong thủy Lỗ Ban 52.2cm hoặc vài nơi trong dân gian còn chọn theo thước Lỗ Ban 42.9cm và 38.8cm đang bán trên thị trường.

Ngoài ra đối với cửa nhà vệ sinh thông thường không chọn theo thước, hoặc có thể lựa chọn theo thước đo phong thủy Lỗ Ban 38.8cm (âm trạch) nếu ô kích thước cửa không đẹp với thước 52.2cm. Vì theo quan niệm phong thủy, khí từ nhà vệ sinh không phải là vượng khí (Dương khí) nên cửa nhà vệ sinh, cửa phòng rác, những nơi ôi uế thì việc sử dụng theo thước phong thủy 38.8cm là chuẩn nhất.

>>> Xem thêm: Cách hóa giải bếp đối diện nhà vệ sinh hợp phong thủy

Nguồn gốc thước Lỗ Ban

Lỗ Ban: Người thầy vĩ đại về kiến trúc và nghề thủ công – ông tổ ngề mộc

Lỗ Ban tổ nghề mộc

Theo đúng như tên gọi Thước phong thủy  thì người có công sáng tạo ra thước lỗ ban tên là Lỗ Ban- Hay còn gọi là ông Ban nước Lỗ

Lỗ Ban, tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sống ở thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên).  Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.

Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.

Lỗ Ban đặc biệt yêu thích nghề mộc. Dường như đó là thứ mà khiến ông có thể kiên trì làm mỗi ngày với sự thông minh và óc nhạy bén của mình.

Cùng với sự thông minh mẫn tiệp hiếm có ông tiếp tục  học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông đã sáng tạo ra nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.

Ông là một thợ mộc tài ba, hay đúng hơn là một bậc thầy kiến trúc của Trung Hoa cổ đại. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, hay những người chế tạo công cụ xây dựng và nội thất, tất cả đều suy tôn Lỗ Ban làm ông tổ nghề của mình.

Có thể cho rằng một trong những nhà phát minh lịch sử đáng kính nhất mà chúng ta có là Lỗ Ban , ông là một thợ mộc, kỹ sư và nhà phát minh người Trung Quốc cổ đại. Ông được tôn sùng là vị thần của các nhà xây dựng và nhà thầu Trung Quốc

Việc ứng dụng Thước phong thủy thể hiện văn hóa kiến trúc Phương Đông cho thấy ngôi nhà là hạng mục đầu tư quan trọng. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng không nên quá cứng nhắc vận dụng mọi ngóc ngách, mà chỉ nên chú trọng ở những kích thước chính như: Khoảng thông thủy cửa cổng, cửa đi, cửa sổ; kích thước bếp; kích thước bàn thờ, tủ thờ.

Xem mẫu cửa phòng ngủ và giá cửa phòng ngủ tại: Top 30+ Cửa phòng ngủ đẹp