Gỗ Melamine đang được ứng dụng phổ biến trong các vật dụng nội thất gia đình và cả nội thất văn phòng bởi nhờ độ bền và tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Melamine và Laminate. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Melamine là gì?
Melamine được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ sau khi được ngâm qua keo Melamine trong suốt thì được sấy khô và ép dán trực tiếp bằng máy ép nhiệt lên bề mặt cốt gỗ. Cốt gỗ ở đây có thể là gỗ MDF hoặc MDF, HDF,…
Phủ Melamine là gì?
Phủ Melamine là sử dụng vật liệu nhựa Melamine vân gỗ phủ ngoài có tác dụng chống mài mòn, chống trầy xước, chống thấm nước,… nên phù hợp với yêu cầu của tủ bếp, cửa gỗ.
Laminate là gì?
Nhìn trực quan bên ngoài thì ván gỗ phủ Melamine và và gỗ phủ Laminate gần giống nhau. Nếu nhìn kỹ thì lớp Melamine mỏng hơn nhiều so với lớp Laminate.
Gỗ công nghiệp Melamine là gì?
Gỗ Melamine là loại gỗ kết hợp giữa cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ Melamine bên ngoài. Tùy thuộc vào cốt gỗ bên trong mà gỗ công nghiệp phủ Melamine có đặc tính khác nhau. Trong đó, ván phủ Melamine lõi xanh chống ẩm (gỗ MDF lõi xanh phủ Melamine) được coi là một trong những loại gỗ Melamine cao cấp nên được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất.
Cấu tạo bề mặt gỗ Melamine và Laminate
Bề mặt gỗ Melamine gồm lớp giấy nền và lớp keo Melamine:
- Lớp giấy nền: Có thành phần gồm bột gỗ, titan và các chất khác, có tác dụng tạo độ bền cho bề mặt Melamine.
- Lớp keo Melamine: Giúp bảo vệ tấm ván, tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống mài mòn và chống thấm tốt.
Bề mặt gỗ Laminate gồm 3 lớp đó là lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền (nhiều lớp giấy graft):
- Lớp bề mặt và lớp giấy thẩm mỹ được ngâm qua keo Melamine, giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn,…
- Các lớp giấy graft tạo cho Laminate có tính dẻo dai và chống va đập tốt hơn.
So sánh Laminate và Melamine
Laminate và Melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ (đặc biệt là tủ bếp) trong thời đại công nghiệp hiện nay.
Phần lớn những nội thất được phủ loại vật liệu cao cấp nhập khẩu đều có giá khá cao do đó khi lựa chọn khách hàng thường đắn đo và phân vân chưa biết lựa chọn loại gỗ phủ Laminate hay phủ Melamine, đôi lúc nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau, gọi Melamine là Laminate và ngược lại. Trên thực tế, hai loại vật liệu này hoàn toàn khác nhau.
Gỗ Melamine và Laminate khác nhau thế nào?
Laminate cấu tạo gồm 3 lớp, tương đối dày (Laminate của các nhãn hàng nổi tiếng như Wilsonart, Fomica đều có độ dày từ 0.8mm trở lên), còn Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng. Cho nên, tính năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá cũng cao hơn Melamine.
Laminate tuy được nhắc đến như là một vật liệu bề mặt đặc biệt có thể chịu lửa nhưng nó chỉ có tính năng chịu lửa ở mức độ nhất định chứ không hoàn toàn chống lửa. Gỗ dán Laminate là gỗ tấm (ván dăm hoặc ván sợi MDF) được dán bên ngoài bằng tấm phủ Laminate, sau đó trải qua quá trình ép dán trong các xưởng gia công đồ gỗ.
Melamine có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nhiều xưởng sản xuất đồ gỗ không trang bị máy móc chuyên dụng nên ép tấm thủ công, khiến cho chất lượng gỗ dán Laminate không đảm bảo, dễ bị phồng rộp. Vì vậy nội thất Laminate thường không tin tế bằng Melamine.
Bảng so sánh giữa gỗ Laminate và Melamine
Cả Laminate và Melamine đều là vật liệu có tính bền vững cao, có khả năng chống chọi với điều kiện khắc nghiệt từ môi trường. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác nhau sau đây.
So sánh |
Gỗ công nghiệp Laminate |
Gỗ công nghiệp Melamine |
Màu sắc gỗ | Nhiều màu sắc để lựa chọn hơn so với Melamine, nhiều vân gỗ hơn Melamine, đồng đều, bề mặt đa dạng. | Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng. |
Đặc tính uốn cong | Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, cửa. | Khá hạn chế về tạo dáng như các bề mặt cong, lượn. |
Khả năng chống chịu | Chịu lực cao hơn Melamine, chịu trầy xước tốt hơn, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất. | Tính năng chịu xước, chịu mài mòn thường kém hơn Laminate. |
Tính chất khi kết hợp | Có thế dán ép lên cốt gỗ (thông thường là gỗ MDF hoặc HDF) trước để sản xuất đồ gỗ. | Phải ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới dùng được (cốt là MDF hoặc ván dăm).
Phần cạnh dán thường thẩm mỹ hơn Laminate. |
Độ bền màu | Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước. | Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước. |
Ứng dụng | Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, cửa gỗ công nghiệp. | Ứng dụng và phát triển không ngừng trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất, cửa gỗ. |
Giá thành | Giá thành của một tấm Laminate nhập khẩu (HPL hoặc Formica) cao nên đồ gỗ sản xuất ra cao hơn nhiều so với hàng làm từ Melamine. | Gỗ Melamine được sử dụng trong nước hoặc nhập khẩu rẻ hơn (cốt gỗ bề mặt đã được dán phủ Melamine) nên đồ gỗ sản xuất ra rẻ hơn so với hàng làm từ Laminate. |
Nên dùng Melamine hay Laminate?
Bảng so sánh trên đây cho thấy cả gỗ Melamine và Laminate đều có ưu điểm riêng của chúng. Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn loại gỗ phù hợp. Nếu bạn muốn những món đồ nội thất có màu sắc và đường vân tinh tế thì gỗ Laminate là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì gỗ phủ Melamine là một sự lựa chọn hợp lý.
Ưu điểm của gỗ phủ Melamine
- Giá thành rẻ hơn bề mặt Laminate.
- Khả năng chống trầy xước, chống cháy, chống thấm nước tốt.
- Khả năng bảo vệ cốt gỗ trước một số tác động bên ngoài như mối mọt, chất hóa học,… tốt.
- Quá trình sản xuất, gia công đơn giản, nhanh chóng.
- Tính ứng dụng cao.
Nhược điểm của gỗ Melamine
- Màu sắc và bề mặt vân không đa dạng bằng Laminate.
- Hạn chế về tạo dáng uốn cong cho những công trình phức tạp.
- Khả năng chịu mài mòn kém hơn các chất liệu khác.
Các loại ván gỗ Melamine
Hiện nay, ván gỗ Melamine được chia thành nhiều loại khác nhau.
Phân theo đặc tính
Ván gỗ Melamine được chia thành 2 loại:
- Loại ván gỗ thường: Được sử dụng để làm các đồ nội thất trong gia đình như bàn, ghế, giá, kệ, tủ văn phòng, nội thất cửa, vách ngăn,…
- Loại ván gỗ chống ẩm (có lõi màu xanh): Được dùng chủ yếu để sản xuất các đồ vật thường phải tiếp xúc nhiều với môi trường có độ ẩm cao như đồ vật ở phòng vệ sinh, tủ bếp, đồ đặt ở ban công,…
Phân theo màu gỗ Melamine
Gỗ ép Melamine sở hữu đa dạng màu sắc từ gam màu đơn sắc như trắng, xám, đen,… cho đến các loại giả vân gỗ như gỗ sồi, gỗ dẻ, gỗ tần bì, gỗ óc chó, gỗ Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại khác.
Phân theo kích thước, độ dài
Gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine thường có độ dày 18mm và 25mm. Tuy nhiên, kích thước có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng khách hàng.
Báo giá gỗ Melamine
Giá gỗ MDF phủ Melamine còn tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, màu vân gỗ cũng như độ dày của ván gỗ mà sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy vậy, giá thành không quá đắt, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.
Để biết chính xác giá gỗ Melamine cũng như tư vấn lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp, hãy liên hệ Phong Thịnh Door ngay nhé!
Tham khảo thêm các bảng giá sản phẩm khác:
Ứng dụng nội thất gỗ Melamine
Dưới đây là một số mẫu nội thất gỗ Melamine được ưa chuộng nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: 100+ Mẫu và báo giá cửa nhôm giả gỗ, cửa nhôm vân gỗ 2023
Những thông tin về loại gỗ Melamine đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn cho bản thân và gia đình sản phẩm nội thất tốt nhất, góp phần tạo nên không gian sống chất lượng nhất. Nếu bạn cần tìm mua cửa gỗ Melamine hãy liên hệ Phong Thịnh Door tại website https://phongthinhdoor.com/ để được tư vấn nhé!