Bậc Chịu Lửa Của Công Trình Tính Như Thế Nào ?

bậc chịu lửa

Ngày nay hiểm họa cháy nổ luôn là vấn đề cẩn quan tâm. Cháy nổ có thể gây ra thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn được ban hành nhằm tăng giải pháp phòng và chống cháy.

Trong đó việc thiết kế PCCC cho công trình xây dựng luôn được quan tâm. PCCC được thiết kế trên nhiều yếu tố, nhưng yếu tố chính vẫn là bậc chịu lửa của công trình xây dựng đó.

bậc chịu lửa
Bảng bậc chịu lửa theo QCVN 03:2012/BXD

Bậc chịu lửa là gì ?

bậc chịu lửa của công trình, còn được gọi là bậc chống cháy. Được hiểu là một thuật ngữ trong hệ thống chống cháy của các công trình xây dựng.

Hiện tại có nhiều Quy chuẩn và tiêu chuẩn xác định bậc chịu lửa. Tuy nhiên chúng đều khá giống nhau. Mới nhất phải kể đến là QC06:2021/BXD:

Theo Mục 1.4.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. Thì bậc chịu lửa là:

  • Đặc trưng chịu lửa của nhà chia thành các bậc từ I đến V được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính (điều 2.6.2).
  • 2.6.2. Nhà và các khoang cháy được phân theo bậc chịu lửa như quy định tại Bảng 4

Bảng 4 – Bậc chịu lửa của nhà

Bậc chịu lửa của nhà

Giới hạn chịu lửa của kết cấu nhà, không nhỏ hơn

Các bộ phận chịu lực của nhà

Tường ngoài không chịu lực

Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm)

Bộ phận của mái trong nhà không có tầng áp mái

Buồng thang bộ

Tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp cách nhiệt)

Giàn, dầm, xà gồ

Tường trong

Bản thang và chiếu thang

I R 120 Е 30 RЕI 60 RЕ 30 R 30 REI 120 R 60
II R 90 Е 15 RЕI 45 RЕ 15 R 15 REI 90 R 60
III R 45 Е 15 RЕI 45 RЕ 15 R 15 REI 60 R 45
IV R 15 E 15 RЕI 15 RЕ 15 R 15 REI 45 R 15
V Không quy định
CHÚ THÍCH 1: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm, tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90. Sàn các tầng 1 và tầng trên cùng phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1.

CHÚ THÍCH 2: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hay tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1 và có giới hạn chịu lửa không dưới REI 45

CHÚ THÍCH 3: Đối với nhà có 2 hoặc 3 tầng hầm (nhà thuộc nhóm F1.3 và nhà hỗn hợp) thì các cấu kiện, kết cấu chịu lực ở tầng hầm phải có giới hạn chịu lửa tối thiểu R 120.

CHÚ THÍCH 4: Trong các phòng có sản xuất hay bảo quản các chất lỏng cháy được thì sàn phải làm bằng vật liệu không cháy.

Theo quy định tại Mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì: Bậc chịu lửa được quy định như sau:

  • Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
  • Bậc chịu lửa của nhà và công trình gồm 5 bậc, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng như quy định trong Bảng 1.

Bảng 1- Bậc chịu lửa của nhà và công trình

Bậc chịu lửa

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn

Bộ phận chịu lực của nhà

Tường ngoài không chịu lực

Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm)

Bộ phận mái không có tầng áp mái

Buồng thang bộ

Tấm lợp (bao gồm tấm lợp có lớp cách nhiệt)

Giàn,dầm, xà gồ

Tường buồng thang trong nhà

Bản thang và chiếu thang

I R 150 Е 30 RЕI 60 RЕ 30 R 30 RЕI 150 R 60
II R 120 Е 15 RЕI 45 RЕ 15 R 15 RЕI 120 R 60
III R 90 Е 15 RЕI 45 RЕ 15 R 15 RЕI 90 R 60
IV R 30 E 15 RЕI 15 RЕ 15 R 15 RЕI 30 R 15
V Không quy định
CHÚ THÍCH:

1. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút (min), trong đó:

– R- khả năng chịu lực của cấu kiện;

– E- tính toàn vẹn của cấu kiện;

– I – khả năng cách nhiệt của cấu kiện.

2. Một cấu kiện xây dựng có thể phải duy trì một , hai hoặc đồng thời cả ba khả năng chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa.

Tại sao cần xác định bậc chịu lửa cho công trình ?

Xác định bậc chịu lửa nhằm mục đích tính ra cấp công trình, khoan cháy, lối thoát nạn… cũng như đây là thông số để tính ra được số tầng được xây… Và các thông số khác.

Bậc chịu lửa phụ thuộc vào giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng. Do vậy công trình được xây theo cấu kiện có giới hạn chịu lửa như thế nào thì sẽ tra ra bậc chịu lửa tương ứng.

Phân loại bậc chịu lửa của công trình, nhà xưởng

Theo QCVN 03:2012/BXD và TCVN 2622-1995 thì:

Ngôi nhà và công trình được chia thành 5 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V. Bậc chịu lửa của ngôi nhà và công trình được xác định theo giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chủ yếu của nó.

Cách tính bậc chịu lửa như thế nào ?

Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng, trước tiên chúng ta cần hiểu một vài thuật ngữ sau:

– Giới hạn chịu lửa:

Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện như sau:

  • Mất khả năng chịu lực;
  • Mất tính toàn vẹn;
  • Mất khả năng cách nhiệt.

– Tuổi thọ công trình:

Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính chất cơ lý và các tính chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác vận hành.

– Độ bền vững:

Đặc trưng tổng quát về độ bền, độ ổn định của nhà và công trình trong suốt thời gian khai thác sử dụng.

1.  Tính bậc chịu lựa theo Quy chuẩn QCVN 03:2012/BXD:

Bậc chịu lửa của nhà và công trình gồm 5 bậc, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng như quy định trong Bảng 1.

Bảng 1- Bậc chịu lửa của nhà và công trình

Bậc chịu lửa

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn

Bộ phận chịu lực của nhà

Tường ngoài không chịu lực

Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm)

Bộ phận mái không có tầng áp mái

Buồng thang bộ

Tấm lợp (bao gồm tấm lợp có lớp cách nhiệt)

Giàn,dầm, xà gồ

Tường buồng thang trong nhà

Bản thang và chiếu thang

I R 150 Е 30 RЕI 60 RЕ 30 R 30 RЕI 150 R 60
II R 120 Е 15 RЕI 45 RЕ 15 R 15 RЕI 120 R 60
III R 90 Е 15 RЕI 45 RЕ 15 R 15 RЕI 90 R 60
IV R 30 E 15 RЕI 15 RЕ 15 R 15 RЕI 30 R 15
V Không quy định
CHÚ THÍCH:

1. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút (min), trong đó:

– R- khả năng chịu lực của cấu kiện;

– E- tính toàn vẹn của cấu kiện;

– I – khả năng cách nhiệt của cấu kiện.

2. Một cấu kiện xây dựng có thể phải duy trì một , hai hoặc đồng thời cả ba khả năng chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa.

Khi xây dựng nếu dùng vật liệu có giới hạn chịu lửa tương ứng với bảng 1. Thì suy ngược ra bậc chịu lửa ở cột bên trái.

Giới hạn chịu lửa của vật liệu thì ta phải xem và tra trong các tiêu chuẩn.

2. Tính bậc chịu lửa theo tiêu chuẩn:

Để xác định được bậc chịu lửa của công trình xây dựng các bạn căn cứ vào một số bảng sau:

2.1. Bảng 2 TCVN 2622-1995 để biết được bậc chịu lửa của công trình áp dụng cho cột, sàn, tường …

Bảng 2

Bậc chịu lửa của ngôi nhà Giới hạn chịu lửa, (phút)
Cột  tường chịu lực, buồng thang Chiếu nghỉ, bậc và các cấu kiện khác của thang Tường ngoài không chịu lực Tường trong không chịu lực (tường ngăn) Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sàn Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của mái
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
I 150 60 30 30 60 30
II 120 60 15 15 45 15
III 120 60 15 15 45 Không quy định
IV 30 15 15 15 15 Không quy định
V Không quy định

2.2. Căn cứ phụ lục C TCVN 2622 – 1995 tra vật liệu tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu (nếu kết cấu của bạn không chỉ rõ được giới hạn chịu lửa) đối chiếu với bảng 2 TCVN 2622 để tra ra bậc chịu lửa công trình.

2.3. Từ bậc chịu lửa và hạng sản xuất của công trình để tính ra khoang cháy cho phép tương ứng, nhà xây được tối đa bao nhiêu tầng …

=> Tính toán hệ thống PCCC tương ứng.

Chi tiết bạn xem thêm trong Phụ lục F/QC 06 và H/QC 06 – về khoanng cháy.

Các bạn nên kết hợp TCVN 2622-1995 và QCVN 06-2022 để xác định đúng nhất về bậc chịu lửa cho công trình xây dựng của mình.

Trong một số trường hợp, bạn không thể chứng minh hoặc vật liệu không thể xác định được bậc chịu lửa thì chọn bên PCCC sẽ chọn bậc V.

Ví dụ:

Trường hợp đối với nhà khung thép mái tôn mà các bạn không đưa ra được giới hạn chịu lửa thì bên PCCC sẽ áp vào nhà bậc V (bậc chịu lửa thấp nhấ), diện tích khoang cháy là 1200m2 cho xây tối đa 1 tầng.

Nếu công trình của bạn lớn hơn diện tích trên bạn cần làm tăng bậc chịu lửa của công trình bằng cách thay thế vật liệu hoặc sơn chống cháy cột, kèo… hoặc bọc lại để có thể tăng kháng cháy.

Xác định bậc chịu lửa theo Quy chuẩn hay theo Tiêu chuẩn ?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc tuân theo (Quy chuẩn là văn bản dưới luật). Nhưng Quy chuẩn được ban hành dựa trên Tiêu chuẩn và đưa ra những thông số cơ bản. Quy chuẩn có thể thay đổi nhiều theo thời gian.

Do vậy sau khi tính toán bằng Tiêu chuẩn, ta so sánh với thông số của Quy chuẩn xem có phù hợp với quy định hiện hành không. Trường hợp Quy chuẩn không ban hành hoặc còn thiếu thì sẽ áp dụng Tiêu Chuẩn.

Hiện tại Quy chuẩn mới nhất là QC06:2021/BXD, do vậy ta tra bậc chịu lửa theo quy chuẩn này. Còn về nguyên tắc xác định bậc chịu lửa thì hầu hết các quy chuẩn trước đó hoặc tiêu chuẩn đều quy định cách tính giống nhau.

Xác định bậc chịu lửa theo Quy chuẩn mới nhất QC06:2021/BXD

Theo như QC06:2021/BXD mới nhất, ta thấy có một vài thay đổi về giới hạn chịu lửa. Có thể thấy rõ ràng giới hạn chịu lực của bộ phận kết cấu đã giảm đi so với QC03:2012/BXD. Do vậy ta áp dụng theo QC06:2021/BXD cho các công trình mới nhé.

Tuy là giảm đi, nhưng từ năm 2021. Quy định về thử nghiệm và kiểm định giới hạn chịu lửa cho vật liệu ngày càng khó đạt hơn. Đơn cử như sơn chống cháy, thép chịu lực, cửa chống cháy, kính chống cháy… rất khó đạt được khi đốt thử tai phòng thí nghiệm.

Nếu có nhu cầu về cửa chống cháy, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để báo giá nhé !

Rate this post

Bậc Chịu Lửa Của Công Trình Tính Như Thế Nào ? | Phong Thịnh Door®

0832.608.608 0932.903.903
[listmenu menu="seo"]